Luật xây dựng
Những Hạng Mục Sửa Chữa Nhà Không Cần Xin Phép?
Khi nào sửa nhà cần xin giấy phép? Có những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép nào? Hồ sơ để xin giấy cấp phép phải có những giấy tờ gì?
Xin giấy phép xây dựng là việc rất quan trọng để hoàn thành các thủ tục pháp lý giúp việc xây dựng một ngôi nhà được diễn ra thuận lợi. Có thể nói đây là bước khởi đầu của một công trình. Xây nhà mới thì phải xin cấp phép vậy liệu sửa lại nhà có cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà hay không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người cần sửa nhà.
Sửa chữa nhà cũng được coi là một việc quan trọng chẳng kém việc xây nhà mới. Sữa chữa bao gồm nhiều hạng mục như sơn mới, chống thấm dột, cơi nới nhà, khắc phục nứt gãy….Hầu như ngôi nhà nào sau một thời gian sử dụng cũng cần được tu sửa, tân trang lại để đảm bảo chất lượng của ngôi nhà cũng như an toàn của con người.
Trong bài viết dưới đây, Minh Bảo sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép và những giấy tờ liên quan cần chuẩn bị trong hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà. Bạn đọc tham khảo để nắm được khi nào cần phải có giấy cấp phép khi sửa chữa ngôi nhà của mình.
1. Những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép
Theo những quy định được viết tại Điểm g) của khoản 2 thuộc Điều luật 89 trích trong Luật xây dựng ban hành vào năm 2014 thì những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép bao gồm:
- Đối với những công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị ở bên trong của công trình mà không làm thay đổi phần kết cấu chịu lực cũng như công năng sử dụng và không gây ảnh hưởng đến môi trường, sự an toàn của công trình.
- Với những công trình cải tạo, sửa chữa có làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với phần đường bên trong đô thị và có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Nói tóm lại với những hạng mục sửa chữa nhà ở bên trong đơn giản như đi lại đường điện, sơn mới lại nhà thì không cần phải xin giấy cấp phép để làm. Trong trường hợp ngôi nhà của bạn bị xuống cấp trầm trọng hoặc thực hiện các hạng mục cơi nới thêm phòng, tăng diện tích nhà, làm thay đổi quy mô cũng như kết cấu chịu lực của ngôi nhà thì bạn buộc phải làm hồ sơ để xin giấy cấp phép cải tạo, sửa chữa cho ngôi nhà.
Theo như điều luật 96 trong Luật Xây dựng ban hành năm 2014 thì hồ sơ để xin cấp giấy phép cho trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình sẽ bao gồm những giấy tờ bắt buộc sau:
- Thứ nhất: Đơn đề nghị xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa công trình.
- Thứ hai: Bản sao của một trong những loại giấy tờ có hiệu lực chứng minh quyền quản lý, sở hữu, quyền sử dụng công trình theo đúng quy định của pháp luật.
- Thứ ba: Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô phỏng được hiện trạng của hạng mục công trình, bộ phận đề nghị được cải tạo.
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa, cải tạo này sẽ được nộp lên UBND cấp huyện của nơi bạn cư trú. Thời gian thẩm định sẽ là 15 ngày. Trong trường hợp cần xem xét thêm thời gian sẽ cộng thêm 10 ngày. Sau đó bạn sẽ nhận câu trả lời được hay không được bằng văn bản tại nơi đã được hẹn trong giấy ký nhận khi nộp hồ sơ.
Bạn chú ý nắm vững những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép đề cập bên trên để tránh mất thời gian vào việc làm và nộp hồ sơ cho những trường hợp không cần thiết.
2. Vậy khi nào thì sửa nhà cần phải xin giấy phép?
Như đã nói ở phần trên, những trường hợp tu sửa nhà cửa nhỏ thì không cần phải xin giấy nhưng có những trường hợp tu sửa buộc phải có giấy cấp phép. Xây Dựng Minh Bảo xin phép đề cập luôn để bạn có thể nắm được rõ ràng hai trường hợp có và không cần có giấy phép sửa chữa này. Các trường hợp phải xin giấy bao gồm:
- Nhà cửa xuống cấp do ảnh hưởng của con người, thời tiết…cần phải sửa lại tường, tầng và mái xung quanh. Trường hợp này gia chủ cần phá dỡ nhiều chi tiết phần khung để có thể sửa chữa được các hạng mục mong muốn có liên quan đến phần khung nhà. Hạng mục này đã làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà.
- Gia chủ muốn thay đổi quy mô của ngôi nhà như cơi nới thêm phòng, nâng tầng…..những mạng mục này liên quan tới độ chịu lực của ngôi nhà vì vậy để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, công trình lân cận và con người cần xin cấp phép xây dựng và kiểm tra độ chịu lực trước khi tiến hành tu sửa.
Hy vọng những thông tin về những hạng mục sửa chữa nhà không cần xin phép và cần xin phép Minh Bảo chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xây tu sửa ngôi nhà của mình một cách hợp pháp nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong việc xây dựng, bạn có thể liên hệ tới số 0931.386.222 gặp trực tiếp các chuyên gia, kỹ sư của Minh Bảo để được giải đáp nhanh nhất.
Nguồn: Xây Dựng Minh Bảo
Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ XÂY DỰNG NHÀ PHỐ, NHÀ Ở DÂN DỤNG CO HIỆU LỰC TỪ THÁNG 01/2022
Bạn đang thắc mắc về diện tích xây dựng, số tầng được phép xây dựng của nhà mình, lộ giới, mật độ xây dựng,... của...
Có Được Xây Phòng Trên Ban Công Không?
Có được xây phòng trên ban công không? Cần có điều kiện gì khi sử dụng ban công? Gợi ý nhà thầu uy tín thực...
Quy Định Về Lộ Giới Xây Dựng Nhà Phố (Chỉ Giới)
Tìm hiểu quy định về lộ giới xây dựng nhà phố (chỉ giới) là gì để tránh vi phạm pháp luật xây dựng trong quá...
Thủ Tục Hoàn Công Nhà Ở Tại HCM
Tìm hiểu các thông tin quan trọng liên quan tới thủ tục hoàn công nhà ở tại HCM để nắm bắt rõ hơn về luật...
Khi Xây Nhà Ảnh Hưởng Tới Hàng Xóm, Nứt Sập Nhà Bên Cạnh Thì Ai Chịu Tránh Nhiệm?
Khi xây nhà ảnh hưởng tới hàng xóm, nứt sập nhà bên cạnh thì ai chịu trách nhiệm? Cùng tìm hiểu những quy tắc và...
Giấy Phép Xây Dựng Hết Hiệu Lực Khi Chưa Xây Nhà Hoặc Đang Thi Công Thì Phải Làm Sao? Thủ Tục Như Thế Nào?
Trong trường hợp giấy phép xây dựng hết hiệu lực khi chưa xây nhà hoặc đang thi công thì phải làm sao? Thủ tục như...