Cẩm nang xây nhà
Thấm Nước Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
Thấm nước nhà vệ sinh, nhà tắm, mái nhà, ban công, sân thượng, vách sông,… là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều hộ gia đình trong thành phố Hồ Chí Minh. Điều này gây ra nhiều phiền phức, bất tiện và cần được khắc phục ngay nếu phát hiện các vị trí bị thấm nước. Với kinh nghiệm thi công, cải tạo, sửa chữa rất nhiều nhà phố qua nhiều năm. Ở bài viết này, Minh Bảo xin chia sẻ cho quý vị và các bạn tất cả kiến thức có liên quan đến chống thấm nước nhà vệ sinh. Để quý vị và các bạn tham khảo và nắm được những đặc điểm của quá trình chống thấm nhà vệ sinh và từ đó có sự lựa chọn nhà thầu xây dựng, hay theo dõi, giám sát quá trình thi công căn nhà mình.
Nội dung
1. Hiện tượng thấm nước nhà vệ sinh, nhà tắm
Vấn đề thấm nước nhà vệ sinh, nhà tắm thường xảy ra ở khu vực lầu 1 trở lên, và có dấu hiệu mảng thạch cao ở phía lầu dưới ngay vị trí nhà vệ sinh bị chuyển ố vàng, thậm chí là nhỏ nước xuống dưới.
2. Nguyên nhân thấm nước nhà vệ sinh, nhà tắm
Có một vài nguyên nhân tiêu biểu cho hiện tượng thấm nước nhà vệ sinh, nhà tắm như: Do thấm nước qua nền hoặc tường nhà vệ sinh, do hỏng đường ống nước, vị trí trục hộp ghen,…
3. Giải pháp khắc phục chống thấm vệ sinh, nhà tắm
Việc cần làm đó là tháo trần la phông phía dưới nhà vệ sinh bị thấm, kiểm tra và xác định nguyên nhân xem có phải do ống nước, trục hộp gen, vị trí cổ ống nối tiếp giáp ống nhựa với sàn vệ sinh.
Sau khi xác định được nguyên nhân, ta có 2 phương án như sau:
- Nếu do ống nước, trục hộp gen hỏng thì cho khắc phục lại đường ống nước.
- Nếu thấm nước nhà vệ sinh do cổ ống nước – nơi tiếp giáp ống nước với sàn nhà vệ sinh thì ta cần đục gạch lên, sau đó dùng nguyên liệu sika grout 214 đổ xung quanh miệng cổ ống, rồi cán nền và lát gạch lại.
- Nếu thấm nhà vệ sinh không phải do 2 nguyên nhân trên thì khả năng cao là do thấm tường và sàn vệ sinh. Trong trường hợp này ta cần đục tường và sàn lên chống thấm, rồi cán hồ và lát gạch lại.
4. Quy trình chống thấm tường và sàn nhà vệ sinh
4.1 Quy trình chống thấm tường và sàn WC
- Vệ sinh bề mặt nền nhà vệ sinh, dùng nước, chổi rửa sạch sẽ, tránh để bụi bẩn bám vào sàn làm giảm tác dụng của hóa chất chống thấm.
- Trộn xi măng với nước theo tỷ lệ 0.5 lít nước : 1 kg xi măng.
- Trộn đều hỗn hợp trên với 1 lít Kova CT11A sàn và khuấy đều.
- Dùng chổi cọ quét đều lên bề mặt sàn, chân tường, vị trí vòi nước 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau 6 đến 8 tiếng. Sau đó cán hồ lát gạch có thể dùng thêm Sika latex TH trộn với xi măng để làm phụ gia kết nối trước khi cán hồ và trộn vào vữa hồ để cán nền nhà vệ sinh cho đảm bảo.
4.2 Một số điểm chú ý về xây dựng cũng như chống thấm khi thi công nhà vệ sinh
- Cốt nền nhà vệ sinh phải thấp hơn cốt nền nhà 3cm đến 5cm và được tạo dốc về phễu thu sàn từ khi đổ bê tông.
- Khi xây tường nhà vệ sinh dùng gạch thẻ (gạch đinh) xây ít nhất 3 đến 5 hàng chân tường, xây càng cao càng tốt.
- Trước khi xây hộp gen phải kiểm tra nước bằng đồng hồ để kiểm tra sư rò rỉ.
- Khi xây hộp gen phải dùng gạch thẻ để tạo hộp gen có kích thước nhỏ nhất có thể cũng như hạn chế thấm nước do hộp gen.
- Khi tô tường: Tường trong nhà vệ sinh tô xoa mịn ít nhất 80cm chân tường để chống thấm được dễ dàng và hiệu quả.
- Phễu thu sàn nên đặt phía trong cùng nhà vệ sinh, để nước dồn về nếu thoát chậm cũng không dơ bẩn phía ngoài gây khó chịu khi sử dụng.
- Khi ốp gạch ốp trừ lại 1 hàng gạch chân để lát nền sau đó ốp nằm trên nền nhà.
- Khi chống thấm chống thấm nền nhà, tường nhà lên tối thiểu 30cm, chống thấm kỹ các vị trí vòi nước.
Trên đây là quy trình cũng như các điểm chú ý khi xây dựng cũng như chống thấm nhà vệ sinh. Khi thi công kỹ sư căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng cho phù hợp.
Nếu quý vị cần được tư vấn kỹ lưỡng về cách chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm,… liên hệ ngay tới Minh Bảo theo hotline: 0931 386 222 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé. Xây dựng Minh Bảo chuyên thi công xây nhà trọn gói, sửa nhà, thiết kế kiến trúc, hoàn thiện nhà đã xây thô,…. luôn đồng hành cùng không gian sống của gia đình bạn.
Nguồn: Minh Bảo
Mời quý vị tham khảo thêm một số bài viết có liên quan:/ Kinh nghiệm cải tạo, nâng tầng nhà phố | 03 lưu ý về dịch vụ sửa chữa nhà | Mẫu hợp đồng xây dựng nhà mới 2020
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...