Cẩm nang xây nhà
Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông mới đổ đúng kỹ thuật
Để có được phẩm chất tốt nhất thì bê tông cần được bảo dưỡng nghiêm ngặt đúng nguyên tắc. Nhưng có vẻ như rất nhiều gia chủ hoặc kỹ sư xây dựng xem nhẹ việc này trong quá trình thi công xây nhà. Bài viết hôm nay Minh Bảo sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo dưỡng bê tông mới đổ đúng kỹ thuật từ A – Z nhé.
Nội dung
1. Vì sao phải bảo dưỡng bê tông?
Mục đích chính của việc bảo dưỡng bê tông chắc chắn là để đảm bảo phẩm chất tốt nhất của bê tông. Bê tông không rạn, nứt, thấm nước, chịu lực tốt về sau. Từ đó đảm bảo tuổi thọ cho cả công trình, tính an toàn của người sử dụng.
Ngay cả khi ta thấy bề mặt bê tông se lại, bên ngoài có vẻ đã đông cứng nhưng thực ra quá trình thủy hóa bên trong vẫn đang diễn ra liên tục suốt 3 tới 4 tuần sau đó thì bê tông mới có thể đạt được phẩm chất hoàn hảo nhất.
2. Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông mới đổ đúng kỹ thuật xây dựng
Nguyên tắc then chốt nhất của việc bảo dưỡng bê tông mới đổ đó là luôn luôn giữ ẩm và tránh tối đa các va chạm vật lý. Quá trình bảo dưỡng bê tông vào mùa hè hoặc các vùng khí hậu nắng nóng thường khó khăn hơn bình thường, do nước bị bay hơi nhanh, không đủ nước cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông ngừng phát triển có nguy cơ nứt cao. Và dưới đây Minh Bảo sẽ hướng dẫn các bạn một số cách bảo dưỡng bê tông mới đổ đúng kỹ thuật nhất.
Mời quý vị xem thêm:
2.1 Cách bảo dưỡng bê tông: Phủ nilong
Làm ướt 1 tấm nilong mỏng sau đó phủ lên bê tông mới đổ để giúp bê tông không bị mất nước, phương pháp này rất quan trọng khi đổ bê tông vào lúc thời tiết nắng nóng.
2.2 Cách bảo dưỡng bê tông: Phun và ngâm nước giữ ẩm cho bê tông
Phun nước cho bê tông là cách giữ ẩm phổ biến và hiệu quả nhất mà tất cả các công trình đều làm. Trong 1 tuần đầu tiên, hàng ngày liên tục cứ 3h lại phun 1 lần, ban đêm ít nhất 1 lần. Từ sau ngày thứ 14 có thể giảm thiểu tần suất này xuống 3 lần/ ngày đêm.
Lưu ý phun nước tia nhỏ, đều tay, không bỏ sót bất kỳ ngóc ngách nào. Chu kỳ giữa các lần phun đều đặn. Chỉ trừ trường hợp bê tông gặp trời mưa sau đó nắng lên thì cần phun ngay, vì lúc đó nắng làm bốc hơi nhanh hơn bình thường.
Với bê tông sàn, bê tông móng, bê tông mái có thể thiết kế be bờ để ngâm bê tông luôn trong nước thì càng tốt.
Trong thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao thì phun nước thường xuyên hơn càng tốt. Đặc biệt, ở một số địa phương người ta còn rắc mùn cưa, rắc rơm dạ hoặc cây bèo tây lên bề mặt bê tông sau 03 ngày đổ vì đây là các nguyên liệu giữ ẩm tốt.
2.3 Cách bảo dưỡng bê tông: Trải bao bố lên mặt bê tông sau khi đổ rồi phun nước lên
Sau khi đổ bê tông, mặt bê tông đủ độ cứng, thì bạn mang bao bố đã chuẩn bị sẵn, trải đều 1 lớp lên bề mặt bê tông. Sau đó phun nước ướt đẫm bao bố, bao bố giữ nước và ngấm ra bê tông dần, khi quan sát tầm 3 đến 4h thấy bao bố gần khô thì tiếp tục bơm nước lên bao bố. Phương án này là tương đối ok nhất khi bảo dưỡng bê tông sau khi đổ, đặc biệt là đổ bê tông vào ban ngày. Nhưng do đội chi phí mua và bảo quản bao bố nên ít nhà thầu áp dụng. Vì vậy bạn phải đàm phán với nhà thầu trước khi ký hợp đồng hoặc hỗ trợ nhà thầu trong quá trình thi công để đảm bảo đem đến chất lượng tốt nhất cho công trình.
2.4 Giữ nguyên cốp pha
Cốp pha hay chính là khuôn đúc bê tông cũng là 1 công cụ giữ ẩm rất tốt. Nên giữ nguyên cốp pha ít nhất 21 đến 28 ngày. Khi phun nước giữ ẩm thì phun tràn cốp pha, ướt đẫm các tấm ván luôn cũng được. Với các phần bê tông lộ ra ngoài cốp pha và bị nắng chiếu trực tiếp có thể dùng thêm vải bạt phủ kín để chống bốc hơi.
2.5 Tránh các va chạm vật lý trực tiếp lên bê tông mới đổ
Việc phòng tránh các va chạm vật lý trực tiếp lên bê tông dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giữ ẩm bởi xung quanh bê tông đã có cốp pha rồi. Trong trường hợp bê tông vừa mới đổ xong tức thì mà gặp ngay trời mưa lớn thì các bạn hãy nhanh chóng dùng vải bạt, tấm ván gỗ, tấm nhựa… đậy kín cả khối để tránh làm hỏng bề mặt bê tông chưa kịp se cứng.
Muốn đi lại trên bề mặt bê tông hoặc gác bất kỳ vật gì lên thì phải đợi ít nhất 1,5 ngày sau khi đổ vào mùa hè và 3 ngày sau khi đổ vào mùa đông.
3. Bao lâu bê tông mới đổ đông cứng?
Thời điểm bê tông đông cứng, kết cấu ổn định cũng là lúc chúng ta được tháo dỡ cốp pha. Thường là từ 3 – 4 tuần sau khi đổ trong điều kiện thời tiết bình thường ( 25 – 30 độ). Nhưng nếu có điều kiện thì để cốp pha càng lâu sẽ càng tốt.
Tuy nhiên thời điểm này bê tông mới chỉ chịu được tải trọng tĩnh tải tức là trọng lượng của bản thân nó, muốn bê tông chịu được hoạt tải (trọng lượng của người và vật khác) thì cần nhiều thời gian hơn.
Khuyến cáo các bạn không nên tháo dỡ cốp pha trước khoảng thời gian nêu trên bởi sẽ rất dễ xảy ra các rủi ro như nứt vỡ, sụp đổ công trình.
Sau khi tháo dỡ coppha bạn vẫn nên chống phụ dầm sàn để tránh các va đập lớn quá trình thi công gây võng, nứt sàn.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết “Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông mới đổ đúng kỹ thuật” của Minh Bảo nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết về cẩm nang xây nhà sau nhé.
Cần tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà mới, hay sửa chữa nhà, nâng tầng nhà, thi công sàn đúc giả,… liên hệ ngay tới Minh Bảo theo hotline: 0931 386 222.
Nguồn: Minh Bảo
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...