Cẩm nang xây nhà
06 Điều Quan Trọng Cần Chuẩn Bị Trước Khi Xây Nhà
Khi có ý định xây nhà bạn phân vân rất nhiều câu hỏi về những thứ cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Ví như sẽ bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những gì trước tiên? Liên hệ với những ai? Chọn đối tác như thế nào cho phù hợp để xây dựng, cải tạo không gian sống cho gia đình bạn ra sao?
Theo đó, thì có rất nhiều phương án bạn có thể tìm đến như hỏi thăm bạn bè, lấy ý kiến từ những người thân, hàng xóm, những người quen biết hoặc những người đã xây nhà trước đấy.
Hiểu được những băn khoăn, thắc mắc của quý vị. Trong bài viết này Minh Bảo sẽ tổng hợp, khái quát lại từng công việc, hạng mục mà bạn phải chuẩn bị trước khi xây nhà, ví như: về thủ tục pháp lý, thiết kế, thi công. Chúng tôi tin chắc rằng bài viết sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích cho quý vị.

Các bước cơ bản và quan trọng bậc nhất cần chuẩn bị trước khi xây nhà:
Bước 1: Định hình được ý tưởng, kiến trúc cũng như công năng của ngôi nhà
Bước 2: Trao đổi ý kiến với kiến trúc sư
Bước 3: Lên kế hoạch về tài chính
Bước 4: Lựa chọn vật tư xây dựng ngôi nhà.
Bước 5: Lựa chọn nhà thầu xây dựng, giám sát xây dựng
Bước 6: Trình tự thi công cần tìm hiểu
Để có được ngôi nhà hoàn hảo, không những đẹp về kiến trúc mà còn tận dụng triệt để được công năng của ngôi nhà bạn cần có sự chuẩn bị hết sức cẩn thận và chi tiết các bước chuẩn bị trước khi xây nhà, và Minh Bảo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết từng bước trong công tác chuẩn bị trước khi xây nhà:
Nội dung
- 1. Chuẩn bị trước khi xây nhà cần lên ý tưởng về kiến trúc, công năng ngôi nhà
- 2. Trao đổi ý tưởng, mong muốn và nhu cầu với kiến trúc sư
- 3. Lên kế hoạch về tài chính
- 4. Lựa chọn vật tư xây dựng ngôi nhà
- 5. Lựa chọn nhà thầu xây dựng, giám sát xây dựng
- 6. Trình tự thi công cần tìm hiểu để chuẩn bị trước khi xây nhà
1. Chuẩn bị trước khi xây nhà cần lên ý tưởng về kiến trúc, công năng ngôi nhà
Xác định ý tưởng kiến trúc về ngôi nhà là điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới trong các bước chuẩn bị trước khi xây nhà. Bạn muốn ngôi nhà theo phong cách nào? Có thể theo nét truyền thống vốn có, hay nét tao nhã, nhẹ nhàng, hoặc theo phong cách trào lưu hiện đại. Bạn nên định hình được phong cách riêng cho ngôi nhà trước khi gặp kiến trúc sư.

– Khi chuẩn bị xây nhà, bạn cần xác định rõ được công năng, mục đích sử dụng ngôi nhà. Theo đó, nhà được xây nên có thường theo một số mục đích sử dụng phổ biến sau:
+ Xây nhà đơn thuần để ở
+ Xây nhà kết hợp kinh doanh
+ Xây nhà chỉ để kinh doanh
+ Xây nhà cho thuê phòng trọ hoặc kết hợp ở và cho thuê phòng trọ.
– Xác định được nhu cầu khi xây ngôi nhà
+ Diện tích phòng các phòng, số lượng phòng ở
+ Các vật dụng để trang trí nội thất

Lưu ý: Chú ý đến không gian để bố trí phòng thờ; nhà xe; bố trí vườn nhỏ( nếu được); bồn chứa nước, sân phơi đồ; nơi dự trữ; chú ý đến cả những thay đổi trong tương lai như cưới xin, có thêm thành viên;….
Sau khi định hình được kiến trúc và công năng ngôi nhà nên tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình để chốt lại kế hoạch lần cuối. Sắp xếp theo thứ tự các mục đã đề cập ở trên và ghi lại để làm việc với kiến trúc sư
2. Trao đổi ý tưởng, mong muốn và nhu cầu với kiến trúc sư
Công việc của bạn giờ chỉ là trình bày lại những ý tưởng về kiến trúc và công năng mà bạn đã ghi chép lại ở trên. Việc còn lại là phần của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng.
– Bạn hãy tìm một công ty xây dựng uy tín, chuyên về tư vấn, thiết kế: Những công ty này sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục pháp lý, các giải pháp kiến trúc cũng như những kỹ thuật xây dựng và chi phí khi xây dựng.
– Trình bày tường tận với kiến trúc sư về phong cách xây dựng mà bạn và gia đình đã lựa chọn.
– Trình bày về ý tưởng, yêu cầu và công năng sử dụng của các thành viên trong gia đình.
– Trình bày với kiến trúc sư về cách bố trí phòng ốc, hướng nhà, bếp, hướng cửa ra vào nếu bạn có tìm hiểu và quan tâm đến phong thủy.
Sau đó bạn nên lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư. Nếu những điều đó không phù hợp với thẩm mỹ và an toàn về chịu lực thì nên thay đổi ý tưởng, phương án hoặc không làm.
Trước đó bạn cũng nên tham khảo một số thuật ngữ về xây dựng, khi kiến trúc sư đưa ra phương án xử lý chuyên môn thì bạn nên hạn chế can thiệp vào.
Khi đến với Minh Bảo quý vị sẽ được miễn phí tư vấn, xin giấy phép xây dựng và miễn phí thiết kế. Kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn, thiết kế dựa vào những ý tưởng mà quý vị đưa ra, tin chắc rằng sẽ làm hài lòng về thẩm mỹ và công năng cho ngôi nhà, thỏa mãn được yêu cầu của từng thành viên trong gia đình.
3. Lên kế hoạch về tài chính
Trước tiên bạn phải hình dung được các chi phí cần phải bỏ ra khi có ý định xây dựng một ngôi nhà. Không phải gia đình nào cũng đủ tài chính để xây dựng một ngôi nhà, có thể phải vay mượn thêm bạn bè, người thân, vay ngân hàng,… Bởi vậy ước tính chi phí kỹ lưỡng cho ngôi nhà là phần quan trọng nhất khi chuẩn bị xây dựng. Những chi phí cần lưu tâm như sau:
– Chi phí về bước chuẩn bị ban đầu: chi phí cho việc khảo sát địa chất( lưu ý xây nhà ở những khu vực đất yếu như Q2, nhà Bè,…), chi phí cho giấy phép xây dựng, chi phí cho thiết kế kiến trúc, chi phí cho việc vận chuyển đồ tới nơi ở tạm, chi phí thuê nơi ở tạm cho gia đình trong thời gian thi công, xây dựng,….
– Chuẩn bị chi phí xây dựng cơ bản: như đã biết xây dựng ngôi nhà gồm 2 phần cơ bản: phần thô và phần hoàn thiện. Cách tính phổ biến hiện nay chính là tính theo m2
Mời quý vị bấm vào tham khảo:
– Lên chi phí mua sắm đồ đạc, vật dụng trong gia đình: Bạn phải lên danh sách những vật dụng cần thiết sau khi hoàn thiện xong ngôi nhà, ví dụ như một số đồ nội thất: tủ bếp, bàn ăn, bàn ghế phòng khách, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh,…. Tùy vào tài chính mỗi gia đình mà bạn có thể mua đầy đủ hoặc mua sắm dần từng đồ dùng để giảm thiểu chi phí một lần. Lưu ý, những chi phí này không nằm trong chi phí xây dựng ngôi nhà bởi vậy gia đình nên cân nhắc kinh phí tránh thâm hụt kinh phí mua sắm sau khi hoàn thiện ngôi nhà.
Chú ý: Nhiều người có quan niệm, làm nhà là việc lớn cả đời bởi vậy có thể trong khi thi công thiết kế thêm, thêm vào phần này phần kia nhất là trong phần hoàn thiện, chi phí phát sinh sẽ đội lên gấp nhiều lần. Để tránh tình trạng thiếu hụt tài chính chúng tôi khuyên bạn nên lường trước và hoạch tính cụ thể các chi phí, bám sát chi phí đã đề ra ban đầu tránh phát sinh quá mức.
4. Lựa chọn vật tư xây dựng ngôi nhà
Việc lựa chọn vật liệu xây dựng tốt sẽ biến ý tưởng về ngôi nhà không những đẹp về kiến trúc bên ngoài mà bền vững về kết cấu bên trong. Không hẳn vật liệu đắt tiền là tốt và đẹp mà lựa chọn vật liệu phù hợp mới là ưu tiên hàng đầu cho ngôi nhà của bạn. Hãy trở thành một chủ đầu tư thông thái khi chọn vật liệu xây dựng với những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Nhu chúng tôi đã nêu, ngôi nhà chia thành 2 giai đoạn: phần thô và phần hoàn thiện thì lựa chọn vật liệu cũng phân biệt cho 2 giai đoạn đấy.

4.1 Vật liệu sử dụng cho giai đoạn xây thô ngôi nhà
Vật liệu bao gồm: cát; đá; xi măng; nước, bê tông và vữa; cốt thép.
– Đá: thường có những loại đá như sau: đá 1×2(cm), 4×6(cm), 5×7(cm), đá mini
Lưu ý khi chọn đá: Đá phải chọn loại đá tốt( đá trắng, xanh như đá Dĩ An Bình Dương, đá Hóa An Biên Hòa) không chọn loại đá xấu( đá đen như đá Bình Điền chỉ dùng làm đường). Phải làm sạch đá: loại bỏ tạp lẫn, lá cây, phải rửa đá nếu bụi nhiều.
– Cát (sử dụng trong xây dựng): Nên sử dụng cát hạt to để trộn bê tông, trộn vữa và xây tô( tuyệt đối không sử dụng cát hạt mịn). Riêng đắp nền có thể sử dụng cát chất lượng thấp hơn ( cát san lấp).
– Xi măng: Hiện nay trên thị trường xi măng Holcim được đánh giá là tốt nhất bởi vậy giá cả cũng nhỉnh hơn chút xíu. Thứ 2 có thể chọn xi măng hà tiên để thay thế.
– Gạch: Kích thước tối thiểu gạch xây: 4x8x18cm, chọn loại gạch phải nung đủ lửa, tưới no nước khi xây tô để tránh nứt tường.
Hiện nay gạch được ưu tiên sử dụng là gạch Tuynel Đồng Nai. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại khác chất lượng bằng 80% gạch Tuynel Đồng Nai như: gạch Thành Tâm, Quốc Toàn, MC Bình Dương. Tuyệt đối không nên sử dụng gạch tổng hợp.
– Thép: Chỉ nên sử dụng thép Việt Nhật, pomina, thép Miền Nam. Không sử dụng thép tổ hợp trong bất kỳ trường hợp nào.
Lưu ý đối với thép: Khi làm xà gồ mái, xà gồ gác chịu lực phải sử dụng thép Hoa sen dày 1,4 ly. Thép phải lau sạch lớp dầu và sơn chống rỉ khi mới chuyển đến công trình.
Một điểm lưu ý nữa: Thép Việt nhật có logo hình bông mai 4 cánh, logo Pomina có hình quả táo, logo thép Miền Nam hình chữ V. còn lại không có logo, lớp chống rỉ không màu xanh, sắt có gân dọc thì là sắt tổ hợp hoặc sắt Trung Quốc.
– Hệ thống ống và phụ kiện cấp thoát nước sử dụng trong xây dựng:
Nên sử dụng toàn bộ ống uPVC Bình Minh cho ông trình. Trường hợp một số phụ kiện mà Bình Minh không sản xuất bắt buộc phải thay thế bằng loại khác. Nên sử dụng loại ren bằng thau không sử dụng loại ren nhựa cho trường hợp có răng trong và răng ngoài.
Đối với van khóa nước nên dùng loại bằng đồng của Wufeng
Phao điện: nên sử dụng loại tốt, không nên dùng loại khuyến mại theo bồn nước. Định kỳ 1 năm nên kiểm tra và thay phao một lần (cả phao cơ lẫn phao điện).
Ống nước nóng: Nên dùng loại PPR ngoại nhập Vesbo là tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng loại của Bình Minh thay thế để tránh hàng nhái.

4.2 Lựa chọn vật liệu hoàn thiện nhà
Vật liệu hoàn thiện bao gồm rất nhiều loại: sơn nước, sơn dầu, giấy dán tường, thạch cao, đá trang trí, thiết bị nước, thiết bị vệ sinh, tay vịn, lan can cầu thang,…….Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số vật liệu chính yếu trong phần hoàn thiện, rất cần thiết trong khâu chuẩn bị trước khi xây nhà.
Bột trét, sơn nước, sơn dầu
Với bột Matit nên dùng loại jotun vì giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Phân biệt bột nội thất và ngoại thất, không nên sử dụng một loại cho cả 2.
Với sơn nước: Có 3 hãng sơn hay sử dụng là: JOTUN, DULUX, MAXILITE bởi tính thông dụng, dễ pha, chất lượng tốt, nhiều đại lý cung ứng.
Sơn dầu: Dùng sơn dầu Jotun, giá cả nhỉnh hơn các loại sơn khác nhưng chất lượng tốt, đa dạng về màu sắc và bền về thời gian,….. Có thể sử dụng sơn Bạch Tuyết giá cả phải chăng hơn nhưng không đa dạng về màu.
Chú ý khi chọn sơn:
– Sơn nên lăn sơn lót ngoài trời thì chất lượng sơn mới đảm bảo.
– Thép sử dụng phải sơn chống rỉ.
– Sơn inox, kẽm phải sơn chống rỉ 2 thành phần.

Thiết bị vệ sinh
Hiện nay, thiết bị vệ sinh rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, càng laoij cao cấp thì mẫu mã càng đa dạng. Đối với hàng phổ thông nên dùng hãng INAX.
Bàn cầu: Vì là người châu Á nên chọn loại có chiều cao từ nắp nhựa xuống nền< 38cm.

Các loại dây cáp điện, cáp tivi, công tắc, ổ cắm
Dây cáp: Nên dùng dây cáp đồng hãng CADIVI, còn lại các laoij khác trên thị trường hiện nay cơ bản không đạt chất lượng.
Còn các loại cáp mạng, iptv, ổ cắm điện thì nên dùng SINO vì giá cả phải chăng, chất lượng tốt.
Các loại CB, MCB, ELCB: Nên dùng của Panasonic.

Đá trang trí
Đặc điểm các loại đá: Nên sử dụng đá hóa cương vì chất lượng, độ bền và màu sắc cũng tốt hơn đá cẩm thạch. Không sử dụng đá marble ở ngoài trời bởi phải chịu tác động va đập, đi lại nhiều, bởi vậy ngoài trời nên chọn đá granite.
Đá granite giá rẻ, tính cạnh tranh cao bởi vậy lưu tâm hàng giả.
Đá kim sa không nên ốp ở nơi có nhiệt độ cao vì rất dễ bị nứt đá.

Gạch ốp lát
Gạch được chọn phải đảm bảo chuẩn về kích thước , màu sắc, cung ứng hàng đầy đủ, liên tục.
Màu sắc gạch: Nên lưu ý màu sắc ở 2 lô khác nhau dù cùng mã số vẫn lệch nhau.
Kích thước gạch: Càng to, trên 60cm mà giá càng rẻ thì càng dễ cong và vênh, khi ốp lát mới thấy rõ.
Gạch lát nhà vệ sinh phải chọn laoij nung già lửa để chống thấm nước.
Chọn gạch phải đảm bảo nhà cung ứng cung cấp được liên tục loại mã sản phẩm đấy.

Một số mẫu gạch ốp lát
5. Lựa chọn nhà thầu xây dựng, giám sát xây dựng
Chắc rằng, ai cũng có thể nắm được tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà thầu uy tín, và tuyệt đối không thể bỏ qua bước này trong công tác chuẩn bị trước khi xây nhà. Một nhà thầu xây dựng uy tín sẽ mang đến dịch vụ xây nhà tốt nhất, chất lượng nhất. Mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng giao toàn bộ công trình cho họ thực hiện. Không cần phải lo những những vấn đề liên quan tiêu biểu như: xin giấy phép xây dựng, giá cả, chất lượng kỹ sư, công nhân, chủng loại vật tư được sử dụng cho ngôi nhà bạn, chính sách bảo hành sau bàn giao,….
Vậy làm sao để chọn được nhà thầu uy tín chất lượng tại HCM, mời quý vị có thể tham khảo thêm bài viết:
>>> Tuyệt chiêu tìm công ty xây dựng ở TP HCM uy tín hàng đầu
6. Trình tự thi công cần tìm hiểu để chuẩn bị trước khi xây nhà
Trình tự thi công gồm các bước:
B1: Tháo dỡ công trình cũ.

B2: Hút hầm cầu, dọn dẹp mặt bằng và đổ xà bần.
B3: Chuẩn bị kho bãi, lán trại.
B4: Tập kết vật liệu xây dựng.
B5: Công tác chuẩn bị điện, nước phục vụ quá trình xây dựng.
B6: Tạo hàng rào che chắn, bạt dùng che chắn.
6.1 Thực hiện xây thô
– Móng: Đào đất; đắp đất; gia cố cốp pha, cốt thép và đổ bê tông
– Gia cố cốp pha, cốt thép để đổ bê tông cột, sàn, dầm
– Xây tô, cán nền
– Mái: lắp dựng xà gồ, cột, mái
– Lắp khung bao cửa
– Hệ thống đường ống nước, điện, …
Một số hình ảnh quá trình thực hiện phần thô:


6.2 Thực hiện phần hoàn thiện nhà
– Bả matit; sơn nước; sơn dầu
– Lắp và hoàn thiện: gỗ, thép, nhôm
– Lắp lan can; tay vịn cầu thang; lan can mặt tiền.
– Đóng trần thạch cao
– Ốp lát đá trang trí.
– Ốp đá cầu thang, bàn bếp
– Lát nền nhà, nền WC, ngoài sân
– Lắp các thiết bị điện: CB, công tắc, ổ cắm,.. v..v..
– Lắp Các loại đèn chiếu sáng
– Lắp Các loại thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương và vòi nước, treo khăn…
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện phần hoàn thiện:





Trên đây là toàn bộ các bước trong công tác chuẩn bị trước khi xây nhà. Hy vọng với những chia sẻ này quý vị sẽ có những kiến thức cơ bản về xây dựng và hoạch tính được sát tài chính cho ngôi nhà của mình. Nếu quý vị có nhu cầu xây nhà trọn gói, sửa nhà,thiết kế kiến trúc, hoàn thiện nhà liền kề,….. hãy để lại thông tin tại phần bình luận bên dưới hoặc gọi vào số Hotline: 0931 386 222
Công ty Thiết Kế Xây Dựng Minh Bảo
Nguồn: Minh Bảo
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2023 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2023 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...