Cẩm nang xây nhà
Kết Cấu Thép Móng Băng Trong Xây Dựng Nhà Ở
Móng băng là một trong những kiểu móng được ứng dụng rất nhiều trong thi công xây nhà. Bài viết hôm nay của Minh Bảo sẽ giúp các bạn tìm hiểu về kết cấu thép móng băng trong xây dựng nhà ở, trường hợp vận dụng, cách tiến hành đổ móng băng.
Nội dung
1. Móng băng là gì
Móng băng là kiểu móng có hình các dải dài, chạy song song hoặc cắt nhau ứng dụng nhiều trong xây nhà dân sinh hiện nay. Kết cấu của móng gồm lớp bê tông lót và các bản móng chạy liền mạch liên kết móng thành 1 khối thống nhất. Phần lõi móng là thép và bê tông.
2. Có những loại móng băng nào?
Cùng là móng băng nhưng có nhiều loại khác nhau, cách áp dụng cũng khác nhau tùy thuộc vào địa chất nền đất và kết cấu căn nhà. Các tiêu chí mà chúng ta phân loại móng băng như sau:
Xét trên yếu tố vật liệu kết cấu ta có: Móng băng bằng gạch và móng băng bằng bê tông. Tuy nhiên móng gạch hiện nay rất ít người dùng vì độ bền, độ chịu lực không được như móng bê tông.
Xét trên yếu tố độ cứng của móng ta có: Móng mềm, móng cứng, và móng hỗn hợp. Móng mềm tiết kiệm chi phí nhất, dùng khi chiều sâu của móng lớn. Trong đó móng hỗn hợp là sự kết hợp giữa cả 02 loại còn lại.
Xét trên yếu tố phương vị ta có:
- Móng 1 phương: Các dải móng chạy song song nhau theo 1 chiều duy nhất, hoặc là chiều ngang hoặc là chiều dọc.
- Móng 2 phương: Các dải móng được thi công theo 2 phương vuông góc và giao nhau nhìn như bàn cờ.
3. Trường hợp vận dụng móng băng
Trong các loại móng nhà phổ biến thì móng băng được coi là loại móng nông, chỉ sâu từ 2 – 2,5m nên sức chịu lực, chống lún sụt cũng chỉ dừng ở mức tương đối. Dùng cho các nền đất cứng và địa chất không ổn định. Không áp dụng cho các nền đất quá yếu như đất bùn, đất pha cát, đất ven sông hồ.
Móng băng chỉ nên áp dụng cho các công trình dân sinh từ nhà cấp bốn, nhà dưới 5 tầng, biệt thự lớn dưới 3 tầng. Không nên dùng cho các công trình công nghiệp quy mô lớn.
4. Cách tiến hành bố trí kết cấu thép móng băng thi công móng băng
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Giải phóng mặt bằng thật sạch sẽ, bằng phẳng và không còn bất kỳ chướng ngại gì. Sau đó chuẩn bị và kiểm tra chu toàn các nguyên vật liệu cần thiết gồm: xi măng, cát, sỏi đá, thép, máy trộn bê tông, xe đẩy, xô xách, xẻng,… Khối lượng và số lượng nguyên vật liệu dựa theo đúng các tính toán về kết cấu của công trình.
Bước 2: Đào móng theo đúng bản vẽ thiết kế
Một số lưu ý của bước này đó là:
- Đào móng không quá sâu cũng không quá nông, trong giới hạn 2 – 2,5m, miệng móng rộng khoảng 1,5m.
- Sau khi đào xong phải làm phẳng mặt hố, vệ sinh rác bẩn để các bước sau diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn. Nếu gặp mưa ngập móng thì phải dùng máy hút sạch nước ra để móng khô ráo.
Bước 3: Lắp đặt cốt thép
Tương tự như bước 2, lắp đặt cốt thép cũng được chỉ dẫn rất chi tiết trong các bản vẽ kết cấu về cả số lượng lẫn hình dáng, công nhân chỉ cần tuân thủ chính xác là được. Phần còn lại là kiểm tra cẩn thận chất lượng của thép:
- Đúng chủng loại, mẫu mã, dẻo dai dễ uốn
- Thép không gỉ, sạch sẽ không dính bất kỳ thứ gì kể cả bùn đất
Bước 4: Ghép cốp pha móng
Đây là bước không cần nhanh, chậm nhưng chắc là được. Khi tiến hành ghép phải sử dụng các tấm cốp pha lành lặn, không cong vênh, không mục nát. Ghép vừa khít, vừa chặt, có thể dùng thêm đinh và các công cụ hỗ trợ để không thể bung ra. Hệ thống cây chống, gậy chống được cố định vững vàng chắc chắn, mật độ hợp lý.
Bước 5: Đổ bê tông
Đây là khâu cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, chất lượng bê tông có hoàn hảo thì móng mới đạt đến độ bền, độ chịu tốt nhất.. Muốn vậy thì cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc trộn vữa và bảo dưỡng bê tông sau khí đổ.
- Tỷ lệ pha trộn vữa làm đúng theo chỉ dẫn của kỹ sư có chuyên môn. Không được để bất kỳ loại rác nào lẫn trong vữa.
- Cố gắng đổ bê tông trong điều kiện thời tiết không mưa, nhiệt độ từ 20 – 30 độ. Tránh ngày nắng nóng cao điểm khiến bê tông bị mất nước nghiêm trọng.
- Liên tục giữ ẩm cho bê tông trong vòng 1 tháng đầu tiên để đảm bảo quá trình thủy hóa của bê tông được diễn ra thuận lợi, cường độ phát triển của bê tông đạt được tối đa.
- Tránh cho bê tông khỏi các va chạm vật lý trước khi dỡ cốp pha
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau ít nhất 28 ngày khi cường độ bê tông đáp ứng được tĩnh tải.
Với bài viết trên hy vọng các bạn đã phổ cập được các kiến thức cơ bản về kết cấu thép móng băng trong xây dựng nhà, trường hợp vận dụng, cách tiến hành thi công móng băng đúng kỹ thuật. Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn về móng băng hoặc các vấn đề xây nhà, sửa chữa nhà thì hãy gửi câu hỏi về cho Xây dựng Minh Bảo theo hotline 0931 386 222. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại ở các bài viết cẩm nang xây nhà sau.
Mời quý vị xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói | Báo giá sửa nhà | Lưu ý về móng đơn trong xây dựng nhà ở
Nguồn: Xây dựng Minh Bảo
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...