Cẩm nang xây nhà
Cách Xử Lý Nhà Nghiêng, Lún, Nứt, Hiệu Quả
Hiện tượng xuống cấp căn hộ rất phổ biến và tốn kém chi phí cải tạo sữa chữa. Một trong số đó là sự rạn nứt, nghiêng hay lún. Vậy thì cách xử lý nhà nghiêng, lún, nứt là gì? Cùng dành thời gian đọc bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
1. Dấu hiệu nhà bị nghiêng, lún, nứt
Lún là hiện tượng công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới đất nền, bao gồm cả móng và toàn bộ công trình. Lún xảy ra do sự nén chặt của đất nền bởi trọng lượng công trình phía trên quá tải, thường đo bằng minimet.

Nghiêng là hiện tượng công trình bị chuyển vị không đều, từ phương dọc thành phương ngang.
Theo các văn bản quy phạm hiện hành về xây dựng có quy định rõ ràng về độ lún tối đa của từng loại nhà, thường từ 8 – 30 cm. Vượt qua khỏi các chỉ số này ngôi nhà được coi là không còn an toàn nữa, buộc các gia chủ phải có phương án xử lý khắc phục sớm nhất.
Dấu hiệu nghiêng, lún có thể phát hiện sớm nhất chính là các vết nứt. Vết nứt dọc khắp các tường nhà, trần nhà, cột,… Vết nứt ban đầu có thể rất nhỏ, dễ bị bỏ qua nhưng theo thời gian sẽ ngày một rõ ràng hơn, nứt to hơn. Sàn nhà bị nứt chằng chịt, gạch bị bung lên. Riêng đối với các nhà bị nghiêng nghiêm trọng có thể quan sát bằng mắt thường.

2. Nguyên nhân khiến nhà nghiêng, lún, nứt
Nhà bị nghiêng, lún, nứt có rất nhiều lý do nhưng chủ yếu xuất phát từ vấn đề địa chất và kết cấu xây dựng. Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến nhà bị nghiêng, lún, nứt thường gặp nhất.
2.1 Nền đất yếu và cách xử lý móng không đảm bảo
Các nền đất sét, đất bazan, đất ao hồ hoặc gần ruộng có đặc điểm thổ nhưỡng không tốt, cấu tạo địa chất khổng ổn định được coi là đất nền yếu. Xây nhà trên các nền đất này nhất định phải cải tạo lại nền rồi tính toán kết cấu móng rất cẩn thận để tránh sụt lún. Trường hợp nếu đã biết đất nền yếu mà đội thi công thiếu kinh nghiệm hoặc cẩu thả làm sai nguyên tắc trong quá trình cải tạo, gia cố móng thì hiện tượng sụt lún nghiêng chắc chắn sẽ xảy ra.

2.2 Cải tạo nâng tầng sai kỹ thuật
Sau một thời gian sinh sống, rất nhiều gia đình thường phát sinh nhu cầu nâng tầng, và thực hiện cải tạo bằng cách chồng tầng lên mà không quan tâm xem độ ổn định của móng nhà có thể chịu được tải trọng mới hay không. Vốn dĩ móng nhà nguyên thủy chỉ có thể đáp ứng được tải trọng hiện tại thôi, chưa kể thời gian làm móng xuống cấp nữa. Nay phải gồng mình chống đỡ thêm tầng thì việc nghiêng, nứt, lún cũng không lấy gì làm ạ.
2.3 Ảnh hưởng từ công trình xây dựng bên cạnh
Đây là một nguyên nhân khách quan và rất không may mắn, thường gặp ở các khu đô thị lớn hiện nay. Xuất phát từ việc quy hoạch cảnh quan của nhà nước, các nhà ống san sát nhau nếu không muốn nói là kề cận nhau không một kẽ hở. Chỉ cần 1 nhà bên cạnh bị nghiêng, lún thì tải trọng của nó sẽ
3. Cách xử lý nhà nghiêng, lún, nứt
Để có phương án xử lý khi nhà bị nghiêng, lún, nứt thì trước hết cần người có chuyên môn thẩm định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thường thì các tình trạng lún, nứt dễ xử lý hơn là nghiêng. Nghiêm trọng nhất thì phải tháo dỡ toàn bộ và xây mới. Còn không thì thường là các biện pháp gia cố lại móng chắc chắn hơn.
Nếu đang trong giai đoạn nâng tầng thì lập tức ngưng lại, dọn hết đồ đạc từ các tầng cao xuống tầng trệt sau đó tiến hành cải tạo nền, gia cố móng.
Hiện nay cũng mới có công nghệ mới cân bằng nhà bị nghiêng bằng cách căn chỉnh độ nghiêng 1 cách từ từ rồi khóa lại để công trình đứng vững.

Xử lý nhà bị nghiêng, lún, nứt mất rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc vậy nên Minh Bảo khuyên các bạn nên thận trọng ngay từ khâu xây nhà hay chuẩn bị sửa chữa nhà. Đặc biệt là về tính toán kết cấu và cách xử lý đất nền. Hãy tìm đến các đơn vị xây nhà trọn gói có uy tín, thâm niên và chuyên môn kỹ thuật vững chắc để gửi gắm niềm tin. Không nên tự ý quyết định các vấn đề không có chuyên môn.
Nếu vẫn còn những băn khoăn xung quanh cách xử lý khi nhà bị nghiêng, lún, nứt thì hãy gọi ngay đến hotline miễn phí của Xây Dựng Minh Bảo là 0931 386 222 để nghe tư vấn chi tiết hơn từ các kỹ sư xây dựng của chúng tôi nhé. Hoặc truy cập website https://minhbao.vn/ để tham khảo thêm. Xây dựng Minh Bảo chuyên các lĩnh vực thi công xây nhà trọn gói, thi công sửa chữa nhà, Thiết kế kiến trúc, hoàn thiện nhà đã xây thô luôn đồng hành cùng quý vị
Nguồn: Xây Dựng Minh Bảo
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2025 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2025 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...