Sàn đúc giả là thuật ngữ không còn xa lạ trong xây dựng. Sàn đúc giả thường được sử dụng để làm những công trình có gác lửng, những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc cải tạo nhà cũ có nền móng không chắc chắn,….. Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp sàn đúc giả như: có trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt, không mối mọt, chống cháy, chi phí thấp về cả vật liệu và nhân công, thời gian thi công ngắn, giá thành phải chăng… Chính vì vậy mà rất nhiều người ưa chuộng sử dụng phương pháp sàn đúc giả, và phương pháp này càng ngày càng được áp dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh. Chất lượng của các công trình được thi công bằng sàn đúc giả đã được đánh giá rất tốt, và được chính những vị khách hàng khó tính nhất của Minh Bảo trải nghiệm và cảm thấy hài lòng tuyệt đối trong thời gian qua.Và có rất nhiều người thắc mắc: Kết cấu sàn đúc giả như thế nào mà nó lại có thể đem lại những lợi ích vượt trội như vậy?
Vậy để có lời giải đáp trọn vẹn cho những câu hỏi đó. Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục chia sẻ với quý vị về kết cấu sàn đúc giả nhằm giúp quý vị hiểu rõ hơn nữa về cấu tạo sàn đúc giả.
Mời quý vị tham khảo thêm bài viết:
>> Kinh nghiệm thi công sàn đúc giả uy tín chất lượng tại HCM
1. Kết cấu sàn đúc giả
Cần phân biệt 2 dạng kết cấu đúc sàn giả:
1.1 Kết cấu sàn đúc giả dạng 1
Đầu tiên, Một hệ khung sắt được thiết kế, bố trí bao gồm: dầm, thép hộp gác trực tiếp lên tường nhà. Thứ 2, trải 1 lớp tôn lên hệ khung sắt đó và đan sắt phi 6. Một cách khác, dùng lưới thép liên kết lại sau đó láng 1 lớp hồ, bê tông đá với độ dày 5cm lên trê lớp tôn. Bước cuối cùng là lót một lớp gạch lên trên giống sàn đúc thật.
1.2 Kết cấu sàn đúc giả dạng 2
Sử dụng tấm Cemboard, Smart board thay thế cho lớp tôn, tiếp đó trải lưới thép và lót lớp hồ mỏng, sau cùng là lát gạch trực tiếp mà không cần đổ bê tông.
2. Nguyên tắc thi công cho công trình sàn đúc giả
– Với khẩu độ từ 4mm trở lại( theo bề ngang nhà) nên sử dụng đà sắt hộp 5x10cm, độ dày 1,8mm. Thả ngang nhà với khoảng cách hệ khung chính nhịp cách nhau 407cm, nhịp phụ cách nhau 1220mm. Bên cạnh đó có thể kết hợp sắt I 100 và sắt hộp 4x8cm được chia theo hệ khung 600cm x 600cm( tùy mỗi công trình). Cuối cùng đặt tấm Cemboard lên trên rồi cố định khung sườn bằng vít khoan đầu chim. Bên trên có thể lát thêm gạch, gỗ hoặc gạch giả gỗ,… tùy vào yêu cầu của gia chủ.
– Trường hợp thứ 2, nếu công trình nào có khẩu độ nhịp lớn hơn thì cần tính toán gia cố dầm thép bằng sắt I hoặc C bố trí chay dọc theo kết cấu tòa nhà. Tùy kết cấu cũng như công năng của mỗi công trình có thể tính toán để phân bổ hệ sắt cho phù hợp. Ví dụ như công trình có khẩu độ lớn hơn 5 thì nên sử sụng sắt I 120 hoặc sắt I 1200 đặt ngang nhà, khoảng cách là 2m đến 3m, tiếp đó sử dụng hệ sắt hộp đặt lên trên, khoảng cách là 40cm đến 48cm bằng phương pháp ngược lại. Sau đó hàn liên kết hệ khung để đảm bảo tính chịu lực và tải trọng tốt.
Cùng với hiệu quả sử dụng cao thì tấm Cemboard có tuổi thọ khi sử dụng cũng lên đến 30 năm và có khả năng chịu lực tốt. Tuổi thọ của sàn đúc giả dạng này cũng gần bằng sàn đúc truyền thống bởi đã được xử lý chống mối mọt, chịu nhiệt, chống thấm và chịu lực khá tốt. Đây là công nghệ được nhiều nước trên thế giới áp dụng và gần đây việt Nam đã sử dụng rất phổ biến bởi hiệu quả của nó đem lại.
Mời quý vị tham khảo thêm bài viết:
Hy vọng với những chia sẻ của Minh Bảo về kết cấu sàn đúc giả trên đây giúp ích được cho quý vị trong việc lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình khi muốn làm gác lửng hoặc sửa lại nơi ở để tăng công năng của ngôi nhà mình. Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn xin liên hệ chúng tôi qua số hotline: 0931 386 222.
Nguồn: Minh Bảo