Cẩm nang xây nhà
Khi Xây Nhà Cần Chú Ý Những Gì?
Từ xa xưa, người Việt Nam luôn tâm niệm nhà chính là nền tảng của một gia đình, giúp gìn giữ, bảo vệ mái ấm cùng những thành viên trong gia đình cả về về thể chất lẫn tinh thần. Nên khi xây nhà cần lưu ý rất nhiều thứ quan trọng để có được ngôi nhà ưng ý của chính mình. Bài viết cung cấp thông tin để trả lời câu hỏi: Khi xây nhà cần chú ý những gì? để bạn đọc tham khảo và có sự chuẩn bị thật tốt trước khi bắt tay vào việc xây nhà.

Nội dung
- 1. Hợp nhất mong muốn từ các thành viên trong gia đình
- 2. Xây nhà đừng coi nhẹ chuyện phong thủy
- 3. Xây nhà phải chọn đúng vị trí đất
- 4. Hoạch định các loại chi phí và cân đối chúng
- 5. Bắt tay chuẩn bị các thủ tục pháp lý
- 6. Định hình mẫu thiết kế mong muốn
- 7. Tìm hiểu và lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng
- 8. Tiến hành hoàn thiện nhà
1. Hợp nhất mong muốn từ các thành viên trong gia đình
Mọi người thường thắc mắc: Khi xây nhà cần chú ý những gì? Nhà không chỉ của riêng mình mà là mái ấm chung của mọi thành viên. Hãy cùng trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp thống nhất các nhu cầu và dung hòa được sở thích của mọi người để chốt được thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đây là điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần chú ý trước khi xây nhà.

2. Xây nhà đừng coi nhẹ chuyện phong thủy
Từ xưa đến nay, phong thủy là yếu tố tâm linh mà người Việt luôn luôn tâm niệm. Với những việc đại sự mà đặc biệt như việc xây nhà thì yếu tố này chắc chắn không thể coi nhé. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phong thủy tốt thì làm ăn thuận buồm xuôi gió, gia chủ bình an hạnh phúc.
Vấn đề phong thủy sẽ liên quan trực tiếp đến đường làm ăn, sinh tài lộc cũng như vận khí ngôi nhà. Vậy nên trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo phong thủy.
3. Xây nhà phải chọn đúng vị trí đất
Đối với việc xây nhà thì chọn vị trí đất được coi là nền tảng quan trọng nhất. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chọn mua đất như sau:
- Đất nhà ở nên tốt nhất hãy tránh gần chùa, nhà thờ, đền, bệnh viện,… Những nơi này mang tính tâm linh cao, không khí ô nhiễm, nhiều mầm mống bệnh tật mà còn ồn ào, đông người. Xét theo yếu tố phong thủy thì những nơi này chứa âm khí, những luồng khí xấu không tốt cho việc an cư.
- Đừng ham hố những khu vực gần những tòa nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại, có nguồn ánh sáng hạn chế, địa khí không tốt.
- Những khu vực gần đường cao tốc, tháp điện cao thế cũng nên tránh xa vì những nơi này không đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
4. Hoạch định các loại chi phí và cân đối chúng
Chi phí xây nhà là yếu tố không cố định và có thể phát sinh bất cứ lúc nào, bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền để đối phó với những trường hợp bất ngờ. Với con số “xông xênh” này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công.
Hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để cùng hoạch định ra những loại chi phí cần chi trả. Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, sẽ có 2 loại chi phí lớn như sau:
- Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng phần công trình thô, phần hoàn thiện, phần lao động. Đây là những chi phí cơ bản cần có đầu tiên để bạn có thể hoàn thiện ngôi nhà của mình.
- Chi phí tiếp theo sẽ từ trang trí nội thất. Để có được ngôi nhà như ý thì sau khi hoàn thiện phần xây dựng cần đầu tư một khoản không nhỏ cho nội thất và trang trí. Tùy theo nhu cầu, sở thích của gia chủ mà phần chi phí này sẽ có hạn mức khác nhau.
- Tiếp theo là việc xác định chi phí bạn hiện có là bao nhiêu? Một khi đã xác định xây nhà đồng nghĩa với việc bạn đã có một khoản chi phí nhất định trong tay. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại tất cả liệu có đang vượt quá mức chi phí dự trù mà bạn tính toán.
- Hãy đã thống kê số tiền đang có và so sánh tỷ lệ với số tiền còn thiếu hụt để có thể xoay xở một cách linh hoạt nhất mà không ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

5. Bắt tay chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Với một công trình xây dựng, để được phép xây dựng, phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện:
- Khu đất bạn lựa chọn phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.
- Trong trường hợp đất dự án thì phải được cấp phép xây dựng bởi BDA dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN phê duyệt.
- Bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình.
- Đối với nhà ở mà không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì cần lập biển báo xây dựng và báo cáo UBND phường về kế hoạch xây dựng.
6. Định hình mẫu thiết kế mong muốn
Lựa chọn một kiến trúc sư giỏi sẽ giúp bạn đến gần hơn với ngôi nhà như mong ước, phù hợp với chi phí bạn đưa ra. Khi bạn xác định cho mình một kiến trúc sư có nghĩa bạn đã tìm được một người dẫn đường cùng bạn vẽ nên ngôi nhà tương lai. Và kiến trúc sư cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc từ việc hạn chế những loại chi phí phát sinh không đáng có từ cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể mắc…

7. Tìm hiểu và lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng
Lựa chọn nhà thầu xây dựng ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình xây nhà của bạn, vậy nên đấy là một lựa chọn hết sức quan trọng không thể xem nhẹ. Hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định “chọn mặt gửi vàng”.
Một lưu ý dành cho bạn khi làm việc với nhà thầu, xem xét mọi thứ phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng: Từ giá cả và chi tiết công việc, những thỏa thuận như khoán trọn toàn bộ, khoán từng phần theo nhu cầu hay tính toán riêng tiền vật liệu, phí nhân công…
8. Tiến hành hoàn thiện nhà
Sau khi hoàn tất việc xây nhà sẽ tiến hành hoàn thiện với khâu trang trí sau khi xây xong phần thô. Bắt đầu từ việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, lựa chọn các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng tùy thuộc vào sở thích, yêu cầu và khả năng tài chính của bạn.
Bạn cũng cần chú ý rằng yếu tố quyết định tính thẩm mỹ của công trình nằm ở sự hài hòa và khéo léo kết hợp cùng tính tiện dụng đề có được ngôi nhà hoàn hảo nhất.
Xây Dựng Minh Bảo đã giải đáp thắc mắc: khi xây nhà cần chú ý những gì? Hi vọng, thông tin này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bạn, giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn trước khi bắt tay vào công cuộc xây dựng một căn nhà mới.
Ngôi nhà là nơi để ta trở về sau những áp lực và mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả, cũng là nơi để ta thưởng thức những phút bình yên, nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình. Cùng Xây Dựng Minh Bảo mang đến những không gian mái ấm tốt nhất, phù hợp nhất với gia đình Việt.
Nguồn: Xây Dựng Minh Bảo
Từ khóa liên quan : / Giá xây nhà trọn gói / Sửa chữa nhà / Thiết kế kiến trúc / Thi công phần thô
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2025 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2025 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...