Cẩm nang xây nhà
Cách Thi Công Hệ Thống Điện Nhà Phố Tiện Nghi, An Toàn
Khi tiến hành xây sửa nhà cửa, ngoài tính thẩm mỹ của căn nhà thì cách thi công hệ thống điện nhà phố là điều mà gia chủ cần đặc biệt chú ý để đảm bảo tính tiện nghi và an toàn khi sử dụng.
Bài viết này, đội ngũ kỹ sư của Công ty Thiết Kế & Xây Dựng Minh Bảo sẽ hướng dẫn bạn cách thi công hệ thống điện nhà phố. Cùng tìm hiểu nhé!
Cách thi công hệ thống điện nhà phố: Cần chú ý những gì?
Hệ thống điện nhà phố muốn đảm bảo hiệu quả cả về tính thẩm mỹ cũng như mức độ an toàn khi sử dụng, thì điều đầu tiên gia chủ cần lưu tâm đó là cần phải có bản vẽ thiết kế kỹ thuật chi tiết, cách thi công hệ thống điện nhà phố cần phải được thiết kế 1 cách khoa học, hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia chủ, cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật và tính an toàn của hệ thống.
Gia chủ cần lưu ý 1 số điểm sau đây trong quá trình thi công hệ thống điện:
– Nên lắp đặt ống luồn dây điện thay vì đi dây âm tường, việc này sẽ giúp quá trình khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn.
– Cần đóng lưới thép cẩn thận trước khi thi công trát tường tại các vị trí có 3 ống luồn dây trở lên.
– Đối với những mối nối dây cần phải thực hiện tại các vị trí như hộp đèn, hộp ổ cắm, tủ điện, hộp công tắc… tuyệt đối không được nối dây trong ống để đảm bảo an toàn. Mối nối cần phải buộc cẩn thận theo đúng kỹ thuật và cuốn lại bằng băng dính đen chuyên dụng.
– Cần kiểm tra xem dây đã thông mạch hay không, kiểm tra độ rò rỉ của dòng điện…trước khi bắt đầu việc tiến hành lắp đặt điện.
– Đảm bảo an toàn của các thiết bị điện sau khi lắp đặt xong bằng cách kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ.
Quy trình thi công hệ thống điện nhà phố
Cách thi công hệ thống điện nhà phố muốn đảm bảo tính an toàn cần phải được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống bảo vệ dây điện
Đường ống khi thi công hệ thống điện bao gồm ống bảo vệ dây cáp điện âm tường, đường ống chạy ngầm dưới lòng đát, các ống điện nổi, máng cáp (trunking), thang cáp tray cable hoặc ladder cable…
Cần tuân thủ bản vẽ kỹ thuật khi tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống bảo vệ dây cáp điện. Hiện nay, tiêu chuẩn IEC thường được các kiến trúc sư áp dụng trong các bản vẽ thiết kế. Theo đó, ống bảo vệ cần sử dụng loại nhựa dẻo dễ dáng uốn được, an toàn khi sử dụng nhiệt độ cao và có khả năng chịu lực tác động.
Trình tự lắp đặt hệ thống đường ống bảo vệ dây điện như sau:
– Tiến hành đặt hệ thống ống trong sàn bê tông ngay sau khi thi công đan lớp sắt sàn. Lưu ý: ở vị trí có 1 lớp sắt sàn, hệ thống ống dẫn sẽ được đặt ngay trên lớp sắt, ở nơi có 2 lớp sắt sàn thì ống sẽ được đặt ở giữa 2 lớp. Ở các đoạn rẽ, ống sẽ được uốn cong bằng cách sử dụng lò xo có bán kính khoảng 6 – 9 lần đường kính của ống, để đảm bảo việc dễ dàng kéo dây cũng như khắc phục sự cố sau này.
– Không dùng co nối ở các đoạn rẽ bởi các khúc rẽ quá gắt, việc dùng co nối sẽ ảnh hưởng đến việc kéo dây. Đối với các đoạn rẽ phân 3 nhánh trở lên thì nên thực hiện trong các hộp.
– Bọc kín các ống chờ để tránh vật lạ lọt vào trong gây khó khăn cho việc kéo dây về sau.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống đường ống bảo vệ:
+ Nên lắp đặt ống đi ngầm sau khi xây tường khoảng 5 ngày để đảm bảo tường không bị nứt khi đục tường và tường đã đủ độ cứng, chỉ nên đục tường sau khi cắt tường. Tại các vị trí cắt và nối ống, cần làm trơn đầu cắt để tránh làm xước dây. Khoảng cách giữa 2 khớp nối phải lớn hơn 50mm so với khoảng giữa ống và lớn hơn 25mm so với đoạn cuối ống.
+ Cố định ống đi nổi trên tầng kỹ thuật và trong hộp kỹ thuật bằng kẹp ống, khoảng cách giữa các kẹp ống nên lớn hơn 1.2m, khoan vít và tắc kê để đảm bảo việc gắn chắc chắn kẹp ống bằng khoan điện.
+ Ống đi âm tường nên được đặt theo hướng song song với hộp chứa công tắc, ổ cắm ở cuối. Cố định chắc chắn phần ống với hộp bằng các khớp nối vặn, hộp đèn đi âm trong sàn cần phải được phủ kín bằng cách nhét giấy, xốp hoặc quán băng keo để tránh lọt vữa vào. Ống nối cách vách khuôn lớn hơn 7mm để tránh rạn chân chim trần.
+ Sử dụng ống cân nước để xác định cao độ và vị trí đặt hộp đèn, hộp công tắc, tránh nghiêng, lệch.
Bước 2: Tiến hành việc lắp đặt cáp điện
Một số lưu ý khi lắp đặt cáp điện bạn cần chú ý:
– Số lượng dây nên dưới 40% tiết diện ống, dây nên đảm bảo tuân thủ đúng bảng màu theo thiết kế và đúng khu vực phân phối.
– Lắp đặt dây cáp điện theo trình tự và vị trí theo sơ đồ của các tủ phân phối điện.
– Cần đảm bảo tiêu chuẩn đầu cáp nối theo tiêu chí: đường kính tương thích với tiết diện dây, cáp điện đấu nối vào các thiết bị, mối nối đảm bảo cách điện, không trùng trên mặt cắt, phân bố khoảng cách tuyến dây hợp lý, điện trở cách điện đảm bảo yêu cầu TCVN.
– Đi dây cáp chắc chắn, cáp ngầm phải đảm bảo có độ sâu tối thiểu 800mm và được luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, mật độ dây đi trong ống và máng phải đảm bảo dưới 40% để đáp ứng việc tản nhiệt.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt bảng điện, tủ điện
Viêc lắp đặt tủ điện và bảng điện cần phối với với công tác xây dựng để thực hiện ngay trước khi hoàn thiện phần tường, để có thể dễ dàng xác định được ví trí các tắc-kê, thanh sắt khi tiến hành gắn lắp tủ.
Một số lưu ý khi lắp đặt bảng điện, tủ điện:
– Tủ điện được thiết kế lắp đặt theo đúng bản vẽ kỹ thuật, đáp ứng tiêu chuẩn IEC.
– Thời điểm thích hợp nhất để lắp đặt tủ đó là ngay sau khi hoàn thành sơn nước một.
– Nên note rõ chi tiết bảng tên của các nhánh ra từ tủ để thuận tiện cho việc kiểm tra, bảo dưỡng.
– Hệ thống cọc tiếp đất nên được lắp ngay sau khi lấp nền để đảm bảo đáp ứng quy tắc số đo điện trở quy định trong thiết kế và quy phạm.
– Sử dụng đầu cốt cáp để đấu nối.
Bước 4: Tiến hành việc lắp đặt các thiết bị điện
Các thiết bị điện bao gồm: áp-tô-mát, dây điện, công tắc, đèn chiếu sáng, ổ cắm, hệ thống dây dẫn và thiết bị điện, vị trí hộp điện và hộp chờ. Cần phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu theo đúng bản thiết kế kỹ thuật.
Bước 5: Tiến hành thực hiện công tác đầu nối, kiểm tra
Một số điểm cần lưu ý kiểm tra khi nghiệm thu:
– Đầu ruột cáp phải được bấm đầu cốt: Trừ các trường hợp kết cấu điểm nối có công suất nhỏ, thì ngay trước khi lắp đặt điểm nối của thiết bị, đầu ruột cáp phải được bấm đầu cốt.
– Phải kiểm tra thật kỹ sơ đồ đầu nối, hiệu điện thế sử dụng của thiết bị theo đúng như mô tả trong catalogue hoặc trên tem nhãn trước khi tiến hành đầu nối.
– Tiến hành gắn mã số thiết bị cho hệ thống đèn chiếu sáng, cần đèn, quạt, hộp nối…để thuận lợi kiểm tra và bảo dưỡng.
Trên đây là hướng dẫn cách thi công hệ thống điện nhà phố do công ty Minh Bảo đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thi công hệ thống điện để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng. Xây dựng Minh Bảo chuyên lĩnh vực thi công xây nhà trọn gói, sửa nhà, thiết kế kiến trúc, hoàn thiện nhà đã xây thô,…… sẽ lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của quý vị về thi công hệ thống điện, hãy để lại câu hỏi ở bình luận bên dưới nhé.
Mời quý vị tham khảo thêm bài viết
Nguồn: Minh Bảo
Bài viết liên quan
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬA NHÀ Ở DÂN DỤNG
Sửa chữa nhà ở là một dịch vụ mà các nhà thầu xây dựng đều có và nó cũng không quá xa lạ với đại...
Xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? – Xây Dựng Minh Bảo?
Hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép sửa nhà năm 2024 như thế nào? sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Đó là vấn...
Những sai lầm thường gặp khi sửa nhà mà gia chủ cần tránh
Có thể nói rằng quá trình sửa chữa nhà cũ đôi khi sẽ phức tạp hơn so với việc xây dựng mới một căn nhà....
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG ?
“Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”: là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu sửa nhà. ...
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trong quá trình ở, sinh hoạt tới một thời điểm nhất định ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và xuất hiện những...
5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa cải tạo nhà
Căn nhà chính là tổ ấm an toàn nhất của mỗi chúng ta. Vì thế ngôi nhà cần phải được thi công xây dựng theo...